Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Vào ngày này thì hoạt động Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả nông thôn và thành thị yêu thích. Vào những ngày này, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản như giấy màu, giấy kính, khung tre,... Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết thiếu nhi.
Năm nay do dịch bệnh covid 19 các bé không thể đến trường để cùng vui tết trung thu với các cô giáo. Với mong muốn đem lại một niềm vui nho nhỏ cho các bé nhân dịp ngày tết trung thu cô giáo Trịnh Thị Lan với lòng yêu nghề , mến trẻ và sự khéo tay của bản thân đã mang đến cho các con một hoạt động vô cùng có ý nghĩa trong thời gian các con nghỉ dịch ở nhà. Với các nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ làm cô đã hướng dẫn các con một một chiếc đèn lồng trung thu vô cùng nhiều màu sắc và đẹp
Sau đây là hoạt động Làm đèn trung thu của cô giáo Trịnh Thị Lan.